Làm Việc Khi Du Học Tại Canada

Tại Canada nói riêng và các nước nói chung, Du Học Sinh thường có xu hướng tìm kiếm việc làm thêm nhằm trang trải học phí, sinh hoạt phí, đồng thời để có thêm cơ hội học hỏi và trải nghiệm. Ngoài bản thân bạn là du học sinh, vợ/chồng hợp pháp đi cùng cũng có thể làm việc hợp pháp trong khoảng thời gian bạn đang học tại Canada.

Có đến 4 lựa chọn việc làm tại Canada dành cho sinh viên.

  1. Công việc tại trường học (On–campus)
  • Đối tượng nào có thể làm việc trong khuôn viên trường?

On–campus bao gồm tất cả cơ sở trung tâm, tòa nhà thuộc phạm vi quản lý của đại học và cao đẳng. Nếu ngôi trường bạn học có nhiều hơn một cơ sở, bạn có thể chỉ được phép làm việc tại cơ sở có lớp học mà bạn tham dự. Hãy tìm hiểu thông qua ban quản trị của trường.

Nếu công việc của bạn là giảng dạy hoặc trợ lý nghiên cứu và nó liên quan đến trợ cấp nghiên cứu, bạn có thể được làm việc tại thư viện, bệnh viện hoặc trung tâm nghiên cứu thuộc phạm vi của trường – dù nó không nằm trong khuôn viên trường.

2. Công việc ngoài trường học (Off – campus)

Việc làm “Off-campus” là bạn sẽ làm những công việc ngoài xã hội ở trong thị trấn hoặc thành phố mà không phải một phần của khuôn viên đại học hoặc cao đẳng. Khi bạn làm việc ngoài khuôn viên trường, bạn có thể làm với tư cách:

  • Sinh viên Co-op (thực tập hưởng lương)
  • Thực tập sinh.
  • Làm part – time tại doanh nghiệp tư nhân hoặc cơ quan nhà nước.
  • Làm full – time tại doanh nghiệp tư nhân hoặc cơ quan nhà nước.

Thông thường, sinh viên quốc tế có thể đi làm tới 20 tiếng/tuần:

  • Trong suốt niên khóa chính quy của trường hoặc khi đang học chương trình chuyên sâu không có kỳ nghỉ.
  • Nếu bạn học chương trình part – time vì bạn sắp kết thúc niên khóa cuối.
  • Nếu bạn là sinh viên tốt nghiệp đã hoàn thành các khóa học để được cấp bằng.

Bạn có thể làm full – time:

  • Trong suốt kỳ nghỉ chính thức tại trường: nghỉ đông, nghỉ xuân hoặc hè.
  • Bạn có giấy phép làm việc sau tốt nghiệp (Post Graduate Work Permit – PGWP)

3. Thực tập sinh

Làm thực tập sinh giúp bạn có cơ hội được training trong những buổi đi làm, đồng thời thu thập và bổ sung kiến thức lẫn kỹ năng làm việc. Trong kỳ thực tập, sẽ có một vài người giám sát và đánh giá thái độ cách làm việc của bạn.

Giấy phép làm việc tại Canada mà bạn cần cho thực tập sinh cũng tương đương với giấy phép dành cho sinh viên hợp tác làm việc.

4. Chương trình Co-op

Bao gồm làm việc như một phần của chương trình học tập. Sinh viên có thể làm tại hoặc ngoài khuôn viên trường.

Ví dụ, bạn được nhập học chương trình chứng chỉ co-op. Việc này khác với chứng chỉ tiêu chuẩn trong môi trường học vì bạn được phép dành thời gian từ 3 – 4 tháng (hoặc nhiều hơn) mỗi năm để làm công việc thuộc chuyên ngành của bản thân. Đây là cách tốt để nhận được kinh nghiệm thực tiễn tại môi trường làm việc của Canada.

Khi là một phần trong trương trình co-op tại đại học hoặc cao đẳng, bạn có thể xin cấp giấy phép co-op nếu:

  • Bạn có giấy phép học tập hợp lệ.
  • Công việc bạn làm kết hợp với chương trình học.
  • Bạn có lá thư từ trường xác nhận rằng tất cả sinh viên của chương trình cần phải hoàn tất chương trình thực tập để được cấp chứng chỉ.
  • Chương trình co-op hoặc thực tập của bạn phải chiếm 50% hoặc ít hơn tổng số chương trình học.

Bạn sẽ không đủ tư cách có giấy phép co-op nếu bạn đang học:

  • Chương trình ESL hoặc FSL.
  • Các khóa học phổ biến quan trọng.
  • Các khóa dự bị cho chương trình học khác.
  • Các khóa học ngắn hạn dưới 6 tháng

Để biết thêm thông tin chi tiết về việc du học, học bổng du học và việc làm tại Canada, quý Phụ huynh và các bạn học sinh vui lòng liên hệ:

𝐃𝐔 𝐇𝐎̣𝐂 𝐖𝐄 𝐒𝐓𝐔𝐃𝐘

𝐄𝐦𝐚𝐢𝐥: 𝐢𝐧𝐟𝐨@𝐰𝐞-𝐠𝐥𝐨𝐛𝐚𝐥𝐞𝐝𝐮𝐜𝐚𝐭𝐢𝐨𝐧.𝐜𝐨𝐦

𝐇𝐨𝐭𝐥𝐢𝐧𝐞: 𝟎𝟐𝟖 𝟐𝟐𝟐𝟐 𝟑𝟗𝟕𝟗 – 𝟎𝟗𝟕𝟏 𝟏𝟗𝟕 𝟎𝟑𝟗 – 𝟎𝟗𝟕𝟗 𝟓𝟗𝟓 𝟐𝟖𝟐

𝐖𝐞𝐛𝐬𝐢𝐭𝐞: 𝐰𝐰𝐰.𝐰𝐞-𝐠𝐥𝐨𝐛𝐚𝐥𝐞𝐝𝐮𝐜𝐚𝐭𝐢𝐨𝐧.𝐜𝐨𝐦

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Nội dung bản quyền !!